Đề án: Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020

Kết quả Hội nghị Tổng kết Đề án: Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.
Hội nghị Tổng kết Đề án Giống
Hội nghị Tổng kết Đề án Giống
     Ngày 24/6/2019, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị Tổng kết Đề án: Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

     Chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Lê Quốc Doanh; Có mặt 58/63 tỉnh thành; và các viện, trường, hiệp hội, các doanh nghiệp (Cà Mau có Tập đoàn Việt Úc tham dự và phát biểu về sản xuất tôm giống).
     Đề án Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2194/QĐ-TTG ngày 25/12/2009.

     Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Đề án đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong tăng tưởng ngành.
     Đánh giá chung Kết quả đạt được so mục tiêu Đề án:
  1. Tỷ lệ sử dụng giống cấp tiến bộ (hoặc tương đương) trong sản xuất một số cây trồng, vật nuôi đạt, hoặc vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu 70%): Giống cây lâm nghiệp đạt 80%; đàn lợn 93%; Gia cầm 70%; giống tôm thẻ chân trắng 100%...và được kiểm soát chất lượng…
  2. Trong giai đoạn 2010- 2018 đã có gần 1.000 giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất. Nhờ vậy, năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi tăng vượt mục tiêu Đề án (15%): Năng suất sinh khối trong trồng rừng kinh tế tăng 50%; Năng suất tôm nước lợ tăng 82%...
  3. Đã thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống, hàng năm các doanh nghiệp và hộ dân đầu tư hàng trăm tỷ đồng để sản xuất giống cây trồng, vật nuôi: khoảng 95% lượng lúa giống; khoảng 70% lượng giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng kinh tế do doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất, còn lại 30% do Ban quản lý rừng phòng hộ, các viện, trường, trung tâm giống sản xuất. Gần 100 % tôm thẻ và tôm sú do doanh nghiệp sản xuất…
     Hội nghị cũng đánh giá tồn tại và hạn chế:
  1. Công tác nghiên cứu, chọn tạo giống chủ yếu tập trung vào những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, sinh trưởng nhanh như Giống lúa, ngô…Chọn giống các loại rau ăn lá, một số cây ăn quả chưa được quan tâm…ít chú ý đến việc cải thiện giống cây bản địa, cây gỗ lớn…từ năm 2010 đến nay chỉ có 13 giống thủy sản mới được công nhận…; một số giống mới được công nhận nhưng chưa được sử dụng rộng trong sản xuất…
  2.  Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chưa đạt mục tiêu đề ra: Lúa còn khoảng 35- 37% diện tích gieo trồng sử dụng giống không đúng phẩm chất; chăn nuôi còn khoảng 30% tổng số đàn gia cầm chưa sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật; Lâm nghiệp còn khoảng 20% cây giống chưa được chứng nhận nguồn gốc; Thủy sản còn 50% giống tôm sú chưa được kiểm soát chất lượng…
  3. Các thành phần kinh tế còn ít đầu tư nghiên cứu, chọn tạo giống; mối liên kết giữa các cơ quan khoa học với các thành phần kinh tế trong nghiên cứu, chọn tạo giống còn thiếu chặt chẽ…
    Kế tục giai đoạn trước và gần 10 năm thực hiện. Đề án đã phát huy hiệu quả hết sức to lớn trong thực tiễn sản xuất. Để góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành giai đoạn từ nay đến năm 2030, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian qua. Bộ Nông nghiệp và PTNT thống nhất tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Đề án Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản giai đoạn 2021- 2030 trong thời gian sớm nhất, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã kết luận như vậy tại Hội nghị. 

Tác giả bài viết: KS. Phạm Văn Mịch

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây