GIẢI PHÁP THAY THẾ KHÁNG SINH TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Thời gian qua, vấn đề lạm dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đã gây ra những hệ lụy đáng lo cho sức khỏe người tiêu dùng và sự bền vững của người chăn nuôi
      Thời gian qua, vấn đề lạm dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đã gây ra những hệ lụy đáng lo cho sức khỏe người tiêu dùng và sự bền vững của người chăn nuôi. Tới đây việc nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng sẽ bị dừng theo lộ trình trong năm 2017, tiến tới ngừng nhập từ đầu năm 2018.

Trên thế giới, Thụy Điển là nước đầu tiên cấm sử dụng một số kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi năm 1986. Các nước EU cấm tất cả kháng sinh kích thích tăng trưởng trong năm 2006. Nhiều quốc gia khác như Mỹ, Thái Lan… ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2017.

Tại nước ta, người chăn nuôi dùng kháng sinh không đúng thời gian cách ly trước khi giết mổ, thậm chí còn sử dụng kháng sinh ngoài danh mục cấm sử dụng vào thức ăn chăn nuôi, khiến việc quản lý rất khó khăn. Theo Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT, năm 2018 Việt Nam sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh trưởng.

Vậy giải quyết bài toán chăn nuôi an toàn thực phẩm và giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như thế nào? Đó là vấn đề đặt ra cho ngành chăn nuôi rất cấp thiết.
Một trong những lựa chọn để thay thế thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đó là probiotic.

Hội thảo an toàn thực phẩm về giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi do Cục chăn nuôi tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) và các diễn giả là chuyên gia chăn nuôi đến từ Mỹ đã chia sẻ về giải pháp sinh học thay thế kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc và trang trại chăn nuôi.

Hai chế phẩm được được giới thiệu là sử dụng men vi sinh BIOWISHTM       vào thức ăn chăn nuôi nhằm thay thế việc sử dụng các kháng sinh ở liều thấp để thúc đẩy tăng trưởng; giảm chi phí và tránh tồn dư kháng sinh không mong muốn trong sản phẩm động vật
Các loại men BIOWISHTM được sản xuất bởi Công ty BIOWISH Technologies (chuyên sản xuất và phát triển các chế phẩm sinh học tiên tiến nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nông nghiệp và Quản lý môi trường), có trụ sở tại Mỹ.
Tất cả các sản phẩm BIOWISHTM  được sản xuất bằng công nghệ lên men độc quyền giúp tạo ra hỗn hợp các chất xúc tác cực mạnh có khả năng thúc đẩy một chuỗi lớn các phản ứng sinh hóa thủy phân và oxy hóa. Điều này tạo ra một quần thể vi sinh bền vững và các chất xúc tác mạnh mẽ.

Một số sản phẩm chính của BIOWISH  cho lĩnh vực chăn nuôi là:
- BIOWISHTM  MultiBio 3PS: sử dụng trực tiếp tại trang trại qua đường nước uống và thức ăn.
- BIOWISHTM  MultiBio 3P: sử dụng để phối trộn vào thức ăn tại nhà máy sản xuất thức ăn.
- BIOWISHTM   Manure & Odor: sử dụng để xử lý mùi hôi chuồng trại và chất thải chăn nuôi.
Các sản phẩm BIOWISHTM  MultiBio tác động tích cực đến việc chuyển hóa thức ăn của động vật bằng việc bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của vật nuôi, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng thức ăn, nâng cao sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng với bệnh (tiêu chảy, bệnh hô hấp, cầu trùng), vật nuôi tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian chăn nuôi, giảm chi phí thuốc thú y, giảm mùi hôi sinh ra từ chất thải chăn nuôi (giảm NH3, H2S, CH4).
Như vậy, sử dụng chế phẩm sinh học BIOWISHTM   bổ sung vào thức ăn chăn nuôi sẽ là giải pháp góp phần giải quyết được nhiều vấn đề bức thiết của ngành chăn nuôi đó là: giảm chi phí chăn nuôi (thức ăn, thuốc thú y); giảm rủi ro (giảm tỷ lệ chết); nâng cao chất lượng sản phẩm động vật; loại bỏ tồn dư kháng sinh trong sản phẩm (thịt, trứng, sữa); tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Như vậy vấn đề đặt ra là quy định về kháng sinh phòng, trị bệnh trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm thì sao? Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hướng dẫn việc sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh nhằm mục đích phòng, trị bệnh cho gia súc gia cầm. Hiện nay Cục Chăn nuôi và Cục Thú y đang phối hợp để xây dựng nội dung này trong Thông tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị định.

Tạo điều kiện cho các doanh  nghiệp trong ngành chăn nuôi có cơ hội tiếp cận với những phương pháp sinh học thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi tiên tiến nhất được nghiên cứu và thử nghiệm bởi các tập đoàn công nghệ sinh học uy tín đến từ Hoa Kỳ để tìm kiếm giải pháp kinh tế bền vững hơn cho doanh nghiệp, cũng như góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của Việt Nam bắt kịp xu thế ứng dụng công nghệ hiện đại của thế giới. Những tiêu chuẩn mới về an toàn thực phẩm cũng sẽ được giới thiệu rộng rãi, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng có những chính sách điều chỉnh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Vì vậy, thay lời ông Bill Diederich- Phó Chủ tịch cao cấp, Công ty công nghệ sinh học BIOWISH Technologies Inc (Hoa Kỳ): “BIOWISH hân hạnh được đưa những ứng dụng công nghệ lên men độc quyền thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đến các doanh nghiệp Việt Nam. Với công nghệ ưu việt, không chứa thành phần làm biến đổi gen nhưng có hiệu quả phổ rộng với các điều kiện sinh học – môi trường. Chúng tôi tin chắc rằng đây sẽ là công nghệ đem tới nhiều lợi ích cho ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chăn nuôi nói riêng trong những năm tới đây”

Chăn nuôi đang là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của ngành nông nghiệp. Trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi ngày càng khốc liệt. Hy vọng rằng lựa chọn chế phẩm sinh học Probiotic để thay thế thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp ngành chăn nuôi trong nước phát triển bền vững./.

Tác giả bài viết: Chung Hữu Nghị

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây