Báo cáo kết quả ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP

BÁO CÁO KẾT QUẢ
MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA VIETGAP
 Thuộc Dự án: ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn
VietGAP cho hệ canh tác lúa – tôm tỉnh Cà Mau

 
             Mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP và liên kết tiêu thụ sản phẩm là một trong 03 mô hình thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP cho hệ canh tác lúa – tôm tỉnh Cà Mau. Được bố trí thực hiện tại xã Khánh Bình Tây Bắc; xã Khánh Hội; xã Khánh Lâm huyện U Minh. Đến nay Mô hình đã thực hiện hoàn tất các công việc, lúa đã thu hoạch và tiêu thụ. Tổ chức chứng nhận đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn lúa VietGAP.
 
Hình 2
Ảnh tại hội nghị (Trường Giang)
 
            Tên mô hình: Mô hình sản xuất lúa thương phẩm VietGAP và liên kết tiêu thụ sản phẩm (gọi tắt là Mô hình sản xuất lúa VietGAP)
            Diện tích: 200 ha
            Địa điểm 1: Ấp 4, 5, Xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời (79,75ha)
            Địa điểm 2: Ấp 4, Xã Khánh Hội, huyện U Minh (46,35 ha)
            Địa điểm 3: Ấp 7 và ấp 14 Xã Khánh Lâm, huyện U Minh (74,8ha)
            Giống lúa: Tài nguyên đục và Tép hành.
            Thời vụ: Vụ mùa năm 2019- 2020.
          Các đơn vị tham gia:
              + Đơn vị tư vấn: Công ty AQUAFISH VIETNAM
              + Đơn vị chứng nhận chất lượng VietGAP: Công ty NHO NHO
              + Đơn vị hợp đồng bao tiêu sản phẩm: HTX Dịch vụ Nông nghiệp Khánh Minh.
 
Hình 3
Ảnh tại hội nghị: (Trường Giang)
 
         KẾT QUẢ HỢP ĐỒNG BAO TIÊU SẢN PHẨM LÚA VIETGAP
        
Stt Địa điểm Giống lúa Thực tế bao tiêu
Diện tích lúa đạt VietGAP      (ha) Số lượng lúa đạt VietGAP        (Tấn)
1 Ấp 7 và Ấp 14 xã Khánh Lâm Tài nguyên đục 64,70  250
  Ấp 7 và Ấp 14 xã Khánh Lâm Tép hành 10,00  30
2 Ấp 4 và Ấp 5 xã Khánh Bình Tây Bắc Tài nguyên đục 79,75  160
3 Ấp 4 xã Khánh Hội Tài nguyên đục 46,35  160
  Tổng cộng:   200,80  600
 
                  Ngoài lượng lúa HTX dịch vụ Khánh Minh bao tiêu, bà con nông dân còn chừa để ăn (vì lúa sạch), để làm giống cho vụ sau. Có một số hộ còn trữ lúa lại chờ giá lên...Trại Giống Khánh Lâm1,2 đã giữ để làm giống 50 tấn.
                 Đại diện công ty NHO NHO đã cấp chứng nhận VietGap cho Tổ hợp tác Ấp 7 và ấp 14 Xã Khánh Lâm, huyện U Minh (74,8ha), Ấp 4, Xã Khánh Hội, huyện U Minh (46,35 ha), Ấp 4, 5, Xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời (79,75ha) và có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp.
 
Hình 1
Ảnh tại hội nghị (Trường Giang)
                Thông qua việc thực hiện Mô hình, địa phương có nguồn lúa giống chất lượng để sản xuất và nhân rộng mô hình. Hiệu quả kinh tế khi thực hiện Mô hình cao hơn sản xuất thông thường 2.350.000 đồng/ha và lúa bán có giá cao hơn.

                Mô hình sản xuất lúa Vietgap bước đầu đã thành công, mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho bà con nông dân, sản phẩm làm ra truy xuất được nguồn gốc, sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây sẽ là tiền đề cho việc nhân rộng trong các mùa vụ tiếp theo và đủ cơ sở khẳng định rằng: huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời đủ khả năng và điều kiện để nông dân sản xuất lúa theo quy trình VietGAP. Chắc chắn rằng mô hình sẽ đựơc nhân rộng và phát triển.

               Trung tâm Giống Nông nghiệp tiếp tục có kế hoạch sản xuất, nhân giống xác nhận để cung ứng cho các mô hình sản xuất, mô hình VietGAP trong tỉnh. Đồng thời trong năm 2020, Trung tâm Giống Nông nghiệp tiếp tục thực hiện 200 ha lúa- tôm càng xanh được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và được thực hiện tại xã Khánh Thuận huyện U Minh và xã Biển Bạch Đông huyện Thới Bình.


 
P.V.M

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây