Kết quả Hội thảo: Thúc đẩy liên kết, phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao theo hướng bền vững tỉnh Hậu Giang.
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Cà Mau ủy quyền cho Trung tâm Giống Nông nghiệp tham dự Hội thảo được tổ chức tại UBND tỉnh Hậu Giang ngày 27 tháng 9 năm 2017.
1. Thành phần tham dự Hội thảo: Ông: Trần Hữu Hiệp Ủy viên chuyên trách BCĐ Tây Nam Bộ; ông Lê Thanh Hùng UV BTV LMHTX Việt Nam, trưởng văn phòng đại diện phía Nam. PGS TS Lê Việt Dũng phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ; TS Nguyễn Thị Kiều Tiên phó viện trưởng Viện lúa ĐBSCL; ông Đặng Thế Vinh phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang; ông Trương Cảnh Tuyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Cùng tham dự của lãnh đạo Liên Minh HTX, Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh; Các nhà khoa học; Hiệp hội lương thực, Doanh nghiệp; Và các đơn vị của tỉnh Hậu Giang, khoảng trên 200 đại biểu.
2. Nội dung Hội thảo:
Ông Nguyễn Văn Đồng Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang báo cáo đề dẫn.
TS. Đoàn Mạnh Tường, Viện lúa ĐBSCL báo cáo đề xuất vấn đề liên kết trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Đó là liên kết trong nghiên cứu khoa học, sản xuất hạt giống, chuyển giao kỹ thuật, chế biến bảo quản, trao đổi thông tin và liên kết thị trường trong tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.
PGS.TS Nguyễn Huy Cần, Trưởng khoa PTNT- Đại học Cần Thơ báo cáo đề xuất nâng cao năng lực các HTX trồng lúa- giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao.
Ông Trần Hữu Hiệp: Ủy viên chuyên trách BCĐ Tây Nam Bộ báo cáo tăng cường liên kết vùng, phát triển ngành hàng lúa gạo chất lượng cao, bền vững.
Ông Lê Văn Đời, PGĐ Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển bền vững lúa chất lượng cao tại tỉnh Hậu Giang.
Tiếp tục báo cáo tham luận và 4 ý kiến phát biểu.
Cuối cùng ông Trương Cảnh Tuyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tổng hợp Hội thảo:
Tiếp thu các đề xuất, ý kiến và nhận xét:
- Thuận lợi: Khoa học và Công nghệ phát triển, có điều kiện để ứng dụng trong nghiên cứu, sản xuất. Có nhiều cơ chế chính sách được ban hành, tạo thuận lợi trong phát triển sản xuất lúa gạo.
- Khó khăn: Sản xuất quy mô nhỏ, lẻ, manh mún, theo kinh nghiệm; liên kết còn bất cập, chưa đủ chế tài; đầu tư nông nghiệp rủi ro cao, khó tiếp cận vốn, cơ chế chính sách tính khả thi chưa cao...
- Định hướng thời gian tới: Đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy liên kết, phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, bền vững. Trong đó giải pháp liên kết chặt chẽ hơn, quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm trong nghiên cứu, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ lúa gạo.