Hội thảo ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ

Hội thảo “Ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm giống cây trồng đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ”
Ngày 14 tháng 9 năm 2017 tại Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm giống cây trồng đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ”

Hội thảo được hân hạnh đón tiếp các đ/c lãnh đạo:

- Đ/c Nguyễn Thiện Nhân: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham dự phát biểu chỉ đạo và kết thúc Hội thảo.
- Ông Trần Xuân Định: Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- GS.TS Bùi Chí Bửu: nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
Cùng sự tham dự của: lãnh đạo Hiệp hội giống Cây trồng Việt Nam, các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, các Trung tâm Giống Nông nghiệp khu vực phía nam: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Đông Nam bộ và Miền Tây Nam bộ.
Tại Hội thảo được nghe các báo cáo tham luận như sau:

1. Tiến sĩ Dương Hoa Xô: Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tham luận “Hiện trạng ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống cây trồng”.

Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định “Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, là trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, an toàn của khu vực, bảo vệ môi trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường về rau sạch, hoa tươi, cá kiểng, sửa của thị trường gắn với sự phát triển du lịch mang đặc trưng thành phố”.
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống cây trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh của trung tâm ứng dụng sinh học:
- Công tác Bảo tồn nguồn gen, chọn lọc lai tạo các giống hoa, cây kiểng Trung tâm công nghệ sinh học: Hiện nay Trung tâm đã có 3 bộ sưu tập giống hoa, kiểng lá và rau gồm: 360 giống lan, 142 loài lan rừng quý, 124 giống lá kiểng lá, 77 giống hoa nền. Bên cạnh bảo tồn nguồn gen trung tâm tập trung khai thác hiệu quả nguồn gen này phát triển giống mới, đã lai tạo thành công 38 tổ hợp lai được tạo ra từ các phép lai cùng loài, khác loài, khác chi…
- Cây dược liệu: đã xây dựng bộ sưu tập 100 giống phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen. Trung tâm CNSH đã nghiên cứu thành công và nhân nhanh sinh khối rễ Sâm Ngọc Linh bằng công nghệ nhân giống in-vitro.
- Chọn tạo dòng thuần giống dưa lưới đã chọn 23 dòng thế hệ I5-I6 đạt độ thuần cao, lai thử nghiệm 148 tổ hợp lai F1 cho kết quả chọn 7- 10 dòng bố mẹ có khả năng phối hợp tốt về một số tính trạng kinh tế đạt mục tiêu chọn giống.
 - Ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (TIS) phục vụ cho nhân giống cây mô.
- Xây dựng quy trình phát hiện virus gây bệnh trên cây trồng bằng phương pháp sinh học phân tử phục vụ công tác kiểm soát bệnh đối cây cà chua, khoai tây, dưa leo, tiêu, chuối…
- Đã sưu tập chủng loại giống hoa kiểng 51 chủng loại gồm 21 bộ, 20 họ: gồm Hoàng phúc, chuối kiểng lùn, Linh sang, Phát tài đỏ, Tùng rêu, Liễu hai da… Giống rau đã sưu tập 60 giống rau như cải xanh, bầu, dưa leo, cà chua, khổ qua bí đao…Đã tạo 120 tổ hợp lai ớt với mục đích lựa chọn giống kháng bệnh.
Tình hình sản xuất kinh doanh giống cây trồng: Thành phố có 35 phòng cây mô,  khả năng sản xuất khoảng 16 triệu cây giống cây mô (chủ yếu các dòng lan) cung ứng 240 ha phục vụ cho thay mới mở rộng diện tích trồng hoa kiểng. ngoài ra còn sản xuất giống chuối, cây lâm nghiệp và hoa kiển cây dược liệu.
Làm thế nào để thành phố trở thành một trung tâm giống cây trồng khu vực:

         * Lợi thế:

- Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng lớn trường Đại học, Viện nghiên cứu của Trung ương liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học. Có số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng nhiều.
 - Thành phố đã xây dựng và phát triển chương trình giống cây con chất lượng cao từ 2005-2010; 2011-2015; 2016-2020 và từng bước triển khai có bài bản để phát triển giống cây trồng.

          *Tồn tại:

Phần lớn các doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh, nhập khẩu giống, đóng gói, sản xuất gia công hạt giống từ các giống nhập nội.
- Khoảng 10 năm trở gần đây công tác lai tạo giống mới. Viện KHKT NN Miền nam (chủ yếu giống lúa, bắp, giống cây công nghiệp điều, khoai mì…)Tỷ trọng các giống rau hoa mới hầu như không đáng kể
 - Hầu hết không có giống cây trồng mới nào được lai tạo từ các trường đại học trên địa bàn thành phố đưa vào sản xuất.
 Định hướng thời gian tới 2020-2025:
Mục tiêu: (Quyết định 4652/QĐ- UBND ngày 06/9/2016 “Chương trình mục tiêu phát triển giống cây con chất lượng cao trên địa bàn thành phố HCM giai đoạn 2016-2020”
 Sản xuất 6000-20.000 tấn hạt giống/năm trên 1 triệu ha diện tích gieo trồng, 30 triệu cây giống
- Lai tạo 5-10 giống (2-3 giống hoa lan,1-2 giống dưa lưới, 2-4 giống rau, 1-2 giống hoa nền).
- Nghiên cứu, chọn tạo, ứng dụng giống cây trồng mới thích ứng BĐKH (chịu hạn, chịu ngập, chịu phèn, chịu mặn…)
- Ứng dụng có kiểm soát các giống cây trồng CNSH.
HoiThao HCM

Tác giả bài viết: Chung Hữu Nghị

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây