Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp tại tỉnh Cà Mau

           Thực hiện Kế hoạch thông tin tuyên truyền khuyến nông 218, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp  với chủ đề “Nuôi tôm - lúa đạt hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
          Tại diễn đàn, các nhà khoa học và nông dân chủ yếu bàn về những thách thức và giải pháp phát triển mô hình tôm – lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà khoa học đã diễn giải đến nông dân về những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp để thực hiện mô hình tôm – lúa đạt hiệu quả cao
Hình
          Theo Thạc sĩ Nguyễn Công thành – Giám đốc Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, về tôm giống và thả giống trong mô hình tôm - lúa còn nhiều thách thức đáng quan tâm như:
          - Tôm giống lưu hành đến các hộ nuôi tôm trong vùng  tôm - lúa thường có chất lượng kém, đặc biệt ở Cà Mau có tới 71,1% số hộ không tin tưởng tôm giống đạt chất lượng.
          - Kinh tế nông dân vùng tôm – lúa còn thấp, thường thiếu vốn cho việc cải tạo lại vuông và thả giống tốt. Có khoảng 28,2%  mua tôm giống trôi nổi, giá rẻ, không rõ nguồn gốc
          - Đa phần thả tôm có kích cỡ nhỏ, không thuần dưỡng trước nên thường không đạt đầu con bởi làm mồi cho cá tạp và tôm tạp trong vuông nuôi
          - Nông dân vẫn còn thói quen thả tôm nhiều lần trong năm. Mật độ tôm giống cho tất cả các lần thả, trung bình là 16,3 con/m2 (không tính thu tỉa). Đây là cơ hội để ký sinh gây bệnh, hơn nữa thức ăn trong vuông sẽ bị thiếu vì người nuôi không bổ sung thức ăn hay bón phân để tạo thức ăn tự nhiên.
          - Thời điểm thả giống còn sớm khi độ mặn còn quá thấp, có khoảng 37,5% số hộ thả giống lúc độ mặn dưới 1,5%0. Độ mặn thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm
          Theo Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn – Phân viện Trưởng Phân viện nghiên cứu thủy sản Nam Sông Hậu, Để nuôi tôm đạt hiệu quả cao trong vùng tôm – lúa cần tuân thủ giải pháp kỹ thuật chủ yếu như sau:
          1. Cải tạo ruộng nuôi:
          - Bờ bao chắt chắn để chứa nước trên trảng cao 0,6 m
          - Mương phải sên vét hết bùn để giảm chất bẩn hữu cơ
          - Có 01 ao để ương hoặc ngăn lưới (trường hợp không có ao) diện tích bằng 5-10% diện tích ruộng nuôi
          - Thuốc cá (Saponin): liều dung: 20-30 kg/1000 m3
          - Bón vôi để nâng kiềm và pH: dùng vôi CaO, với ruộng có pH dưới 6,5 thì bón 1000-1500 kg/ha, với ruộng có pH trên 6,5 thì bón 500-700 kg/ha, nhằm đảm bảo pH trên 7,0 và độ kiềm trên 100 mg/lít
          2. Tạo thức ăn tự nhiên
          - Bón phân gây màu bằng NPK: 20-30 kg/ha, duy trì độ trong 20-30 cm, không để rong đáy phát triển
          - Dùng men vi sinh Hudavil-Hud 5: với liều lựng 60 kg/ha hoặc dùng men vi sinh khác, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
          3. Kiểm tra chất lượng nước đạt yêu cầu:
          - Độ sâu trảng trên: 0,6 m
          - Độ sâu kệnh bao: trên 1m
          - pH: 7,5 – 8,5
          - Kiềm: 100-160 ppm
          - Độ mặn trên 5%0
          - Độ trong dưới 30 cm
          4. Chọn giống và thả giống:
          - Con giống đạt tiêu chuẩn: TCVN 8398: 2012
          - Không có mầm bệnh
          - Cỡ giống: P12 – P15
          - Thả giống: 3 lần, cách nhau 1,5 tháng; mật độ thả lần 1: 2 con/m2, lần 2: 1,5 con/m2, lần 3: 1,5 con/m2.
          5. Ương tôm
          - Ao hoặc lưới ngăn có diện tích bằng 5 – 10% diện tích ruộng nuôi
          - Thức ăn công nghiệp: 0,5 kg/ 100.000 con giống/ngày, chia làm 4 lần/ ngày
          - Thời gian ương từ 15-20 ngày
          6. Chăm sóc
          - Định kỳ dùng vi sinh Hudavil-Hud 5: 15 ngày/lần với liều 40 kg/ha hoặc có thể dung vi sinh khác liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
          - Điều chỉnh kiềm và pH trong khoảng thích hợp bằng vôi đá CaO hoặc vôi nông nghiệp CaCO3.
          5. Thu hoạch
          Khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch bằng lú đuôi chuột, kích thước mắc lú bằng 3,5 - 4 cm
          Theo Thạc sĩ Nguyễn Công Thành, mô hình canh tác lúa-tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào thời tiết khí hậu của vùng và thay đổi theo năm, nên luôn tiềm ẩn nhiều thách thức và rủi ro cao. Để giúp mô hình tôm – lúa phát triển ổn định, duy trì đạt hiệu quả cao cần phải quan tâm đồng bộ các giải pháp: tuyên truyền về sự cần thiết duy trì thực hiện hiệu quả mô hình tôm – lúa; theo dõi thời tiết và bám sát lịch thời vụ; cải tạo hệ thống vuông/ruộng cho phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Đặc biệt cần thực hiện đúng yêu cầu giải pháp kỹ thuật canh tác./.
                                                                                                                                                                                                                               P.M.D

 

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây