DIỄN ĐÀN ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP

Ngày 04 tháng 10 năm 2018 tại Tp. Cần Thơ. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ KHCN và UBND tp Cần Thơ đồng chủ trì tổ chức diễn đàn ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp.
Diễn đàn KHCN
Diễn đàn KHCN
   Diễn đàn được nghe các diễn giả trình bày:
   PGS. TS. Lê Quốc Thanh Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Báo cáo thực trạng nhu cầu và giải pháp thúc đẩy ứng dụng chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Việt Nam. Thành tựu nổi bật của Viện đã nghiên cứu và được công nhận 175 giống cây trồng, trong đó giống lúa OM5451 đã được giải thưởng nhà nước về KHCN năm 2018.
   TS. Kum Donghwa Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) trình bày các giải pháp IT trong nông nghiệp và chế biến sau thu hoạch. Xu hướng mới ở Hàn Quốc là sự quay trở lại của làng nông nghiệp: năm 2009: 880 gia đình, đến năm 2014: 4.586 gia đình. Nền công nghệ 4.0 là cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền sản xuất đối với nước phát triển; báo động xu hướng tăng trưởng toàn diện thông qua nền sản xuất  đối với nước đang phát triển (Việt Nam). Làm gì và làm như thế nào để Việt Nam chuẩn bị cho nông nghiệp 4.0, đó là tăng cường khả năng hấp thụ các công nghệ chủ chốt và tăng tốc lỗ lực bắt kịp...
   PGS. TS. Nguyễn Văn Sách Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL- Đại học Cần Thơ trình bày mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là phát triển nông nghiệp thông minh.
   TS. Hoàng Anh Tuấn Cục trưởng Cục năng lượng nguyên tử trình bày ứng dụng công nghệ hạt nhân trong nông nghiệp. Đó là tạo giống cây trồng thông qua công nghệ đột biến phóng xạ; quản lý đất, nước và dinh dưỡng cây trồng; kiểm soát côn trùng gây hại nhờ công nghệ SIT; chiếu xạ thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ và sinh sản vật nuôi.
   Ông Hiroshi Sasaki Tập đoàn Anzai Kantetsu Nhật Bản báo cáo tiềm năng ứng dụng công nghệ Nanobuble trong nông nghiệp. Đã ứng dụng công nghệ Nanobuble trong nuôi trồng thủy sản.
   GS. TS Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp- Đại học Tất Thành trình bày Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thời kỳ 4.0. Đã áp dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát các thông số nhiệt độ, ẩm độ, CO2 trong bảo quản Hành; trong trồng rau sạch; 
   PGS.TS Mai Quang Vinh Trung tâm công nghệ nông nghiệp 4.0- Viện phát triển công nghệ và giáo dục báo cáo Ứng dụng bộ giải pháp công nghệ E-GAP và công thông tin quản lý, truy xuất minh bạch và kết nối thị trường nông sản Việt Nam.
   Phần thảo luận: TS Dương Văn Chính Tập đoàn Lộc Trời cho biết nhu cầu giống lúa DS1 khoảng 10.000 tấn/năm.  Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm cho công nhận giống lúa DS1 được sản xuất ở phía Nam.
   Đại diện Trường Đại học Cửu Long đề nghị tăng cường truyền thông, xây dựng mô hình mẫu cho từng vùng để những kết quả nghiên cứu sớm được ứng dụng vào thực tiễn.
   Ông Bùi Văn Ngọ giám đốc doanh nghiệp cơ khí đề xuất nhà nước quan tâm đầu tư chế tạo máy nông nghiệp, ứng dụng mạnh cơ giới hóa nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; trong chế biến và sau thu hoạch và nhiều ý kiến khác...
   Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao quý vị, các giáo sư, nhà khoa học, diễn giả đã rất quan tâm đến ngành nông nghiệp. Nông nghiệp rất quan trọng, vươn lên từ những khó khăn, nhưng đến nay nước ta đã đảm bảo được an ninh lương thực Quốc gia. Một số ngành nổi trội như: Thủy sản, lúa gạo, cây ăn trái, cà phê…giá trị gia tăng cao chính là nhờ đóng góp của ứng dụng, chuyển giao KHCN.
   Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa công nghệ 4.0; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phải có KHCN và chuyển giao KHCN; xây dựng chuỗi giá trị phải có sự tham gia của doanh nghiệp, hiện nay doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít, đây là nút thắt của nông nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chuyển giao KHCN; liên kết với doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao KHCN theo quy định của pháp luật; tạo dựng thị trường công nghệ và tăng cường hợp tác Quốc tế với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…Hoàn thiện thể chế chính sách về KHCN, chuyển giao KHCN để dễ đi vào thực tiễn.

Tác giả bài viết: KS. Phạm Văn Mịch

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây