Nâng cao nhận thức về bảo hộ giống cây trồng tại ĐBSCL

Ngày 01 tháng 3 năm 2019. Cục trồng trọt phối hợp với Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam và UPOV. Tổ chức Hội thảo: Nâng cao nhận thức về bảo hộ giống cây trồng tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phát biểu khai mạc Hội thảo Ông Trần Xuân Định Phó cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ nông nghiệp và PTNT nói:

“Xuất phát từ thực thi tác quyền về giống cây trồng Việt Nam chủ yếu về cây lúa, cây ăn trái, để nâng cao hiểu biết đúng hành lang pháp lý về tác quyền giống cây trồng. với quan điểm như trên Cục trồng trọt, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng Việt Nam, Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam...phối hợp tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức, cung cấp cho nhau những thông tin các văn bản quy định pháp lý về tác quyền giống cây trồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay”

Việt Nam đã tham gia công ước Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng gọi tắt là UPOV được hơn 10 năm (24/12/2006), UPOV luôn đề cao quyền sở hữu trí tuệ, thông tin minh bạch về giống cây trồng liên quan chặt chẽ tới việc đưa được nông sản tham gia thị trường quốc tế.
 

Đồng phát biểu khai mạc Hội thảo có Ông Meno Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản.

Ông Tomochika Motomura chuyên gia UPOV khu vực châu Á giới thiệu sơ qua về sự hình thành và phát triển của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng:

“UPOV được thành lập bởi công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới. Công ước được thông qua tại Paris năm 1961 và được sửa đổi vào năm 1972, 1978 và 1991. Mục tiêu của công ước là bảo vệ các giống cây trồng mới bằng quyền sở hữu trí tuệ, bằng cách mã hóa tài sản trí tuệ cho các nhà nhân giống cây trồng. UPOV nhằm mục đích khuyến khích phát triển các giống cây trồng mới vì lợi ích của xã hội”.

Các chuyên gia Nhật Bản, báo cáo viên Việt Nam đã trình bày về vấn đề bảo hộ giống cây trồng ở Nhật Bản, cũng như trình bày khung pháp lý, trình tự thủ tục về bảo hộ giống cây trồng của Việt Nam, giới thiệu hệ thống nhận đơn cấp độ 3 và 4 về bảo hộ giống cây trồng (cấp độ 3 và 4 là cấp độ đăng ký trực tuyến).

Cuối buổi chiều cùng ngày tất cả các đại biểu có buổi thảo luận chung toàn bộ các vấn đề liên quan đến bảo hộ giống cây trồng. Và đều đánh giá Hội thảo rất bổ ích, đã cung cấp cho đại biểu các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long các văn bản pháp lý, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về bảo hộ và phát triển giống cây trồng, để những nhà chọn tạo giống, người sử dụng giống nắm và thực thi quyền cũng như nghĩa vụ về giống cây trồng, góp phần bảo tồn, phát triển giống cây trồng phục vụ cộng đồng ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Tác giả bài viết: KS. Trần Văn Đoài

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây