Mô hình này đã được những người dân các xã lân cận như Nhơn Mỹ, An Lạc Thôn, Song Phụng… của huyện học hỏi và áp dụng.
So với nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện, An Lạc Tây được xem là nơi có thổ nhưỡng thích hợp nhất cho việc trồng củ đậu lấy hạt. Cây củ đậu được trồng ở An Lạc Tây luôn cho năng suất cao nhất, tỷ lệ hạt lép rất ít, do đó, hầu như chỉ có người dân nơi đây trồng củ đậu lấy hạt. Các địa phương khác chỉ trồng loại cây này lấy củ và phải đến An Lạc Tây mua hạt để trồng.
Từ mô hình này, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã An Lạc Tây đã vươn lên thoát nghèo. Đến nay, xã không còn hộ nào thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo khi canh tác loại cây trồng này.
Ông Nguyễn Văn Tư ở ấp An Lợi là một kiện tướng và là người khởi nguồn của việc trồng của đậu lấy hạt. Chỉ tính riêng vụ vừa rồi, ông đã thu gần chục triệu đồng từ việc trồng củ đậu lấy hạt trong vườn xoài của mình. Ngoài diện tích vườn cây của gia đình, ông Tư còn thuê cả diện tích đất của những hộ khác để trồng. Theo ông Tư, cái lợi nhất của việc trồng của đậu trong vườn cây ăn trái là tận dụng được đất trống, nhất là đối với những vườn cây ăn trái còn nhỏ, việc trồng củ đậu còn giúp cho việc tạo bóng mát cho cây và mang lại thu nhập đáng kể cho nông hộ khi cây ăn trái chưa cho thu nhập.
Ông Tư chia sẻ, để đạt năng suất cao nhất, trung bình mỗi công đất (1.300m2) trồng khoảng 700-750 củ đậu. Sau 6 tháng, mỗi công đất trồng củ đậu sau khi trừ chi phí có thể thu về từ 5-7 triệu đồng/công, cao gấp nhiều lần so với các loại cây màu khác khi trồng xen.
Ở Cà Mau có thể học tập mô hình này để trồng thử nghiệm.