Ứng dụng công nghệ cao trong lai tạo và sản xuất giống Hoa Lan

Hội thảo Hoa Lan

Hội thảo Hoa Lan
Kết quả hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong lai tạo và sản xuất giống Hoa Lan trong khuôn khổ Festival Hoa Lan năm 2019”
     Hội thảoỨng dụng công nghệ cao trong lai tạo và sản xuất giống hoa Lan trong khuôn khổ Festival hoa Lan năm 2019” được tổ chức tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26 tháng 4 năm 2019.

     Hội thảo được hân hạnh đón tiếp các đ/c lãnh đạo: Ông Nguyễn Thanh Sơn: Trưởng phòng NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh; TS. Hà Thị Loan: Phó GĐ Trung tâm Công nghệ Sinh học TP Hồ Chí Minh; TS Đỗ Khắc Thịnh – Nguyên trưởng bộ mô di truyền Giống Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Ông Mai Quốc Thái –PCT Hội làm vườn và Trang trại TPHCM; Bà PGS.TS. Patchareeya Boonkorkaew Đại học Kasetsart, Thái Lan; Ông PGS.TS Chang Song –Bin Đại học Quốc Gia Cheng Kung, Đài Loan. Cùng  tham dự Hội thảo gồm các Viện, Trường, các Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau....
     1. Ông Nguyễn Thanh Sơn: Trưởng phòng Khoa học Sở NN và PTNT TP Hồ Chí Minh báo cáo: “Một số thành tựu trong ứng dụng công nghệ cao lai tạo và sản xuất giống hoa lan tại TP Hồ Chí Minh
     Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 209.600 ha, gồm 19 quận và 5 huyện  ngoại thành.  Đất nông nghiệp gần 104.000 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích toàn thành phố, trong đó đất sản xuất nông nghệp khoảng 56.700 ha, đất lâm nghiệp 36.300 ha, đất nuôi trồng thủy sản 9.400 ha, còn lại đất làm muối.
     Chuyển dịch cơ cấu năm 2018: Trồng trọt chiếm tỷ trọng 25,1 % (cùng kỳ 26,1%), Chăn nuôi 36.6% (cùng kỳ 36,2 %), Dịch vụ nông nghiệp 7,9 % (cùng kỳ 7,3 %), thủy sản 29,7 % ( cung kỳ 29,5%).
     Diện tích sản xuất hoa – cây kiểng của TP Hồ Chí Minh năm 2018 đạt 2.395 ha, tăng 4,1 % so với cùng kỳ, trong đó hoa Lan: 375 ha, tăng 4,5 %, hoa nền: 840 ha, tăng 5%và Kiểng Bonsai: 570 ha, tăng 1,8%.
     Thành phố Ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu chọn tạo thử nghiệm giống Lan: Denrobium, Mokara, Ngọc Điểm, Vũ Nữ
     - Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen tạo được dòng lan Denrobium, kháng virus Khám vàng.
    - Xây dựng được quy trình chuyển gen vào hoa Lan Mokara, tạo được một số cá thể có mang gen mục tiêu, nuôi cấy để thu nhận cây lan Mokara hoàn thiện.
     - Ứng dụng marker phân tử DNA barcode, xây dựng cây phát sinh loài của 41 mẫu giống Lan rừng Việt Nam và đã xây dựng 7 quy trình (định tính và định lượng) các sự kiện biến đổi gen
     - Nghiên cứu tạo ra  bộ Kit RCR phát hiện bệnh virus trên hoa lan.
     Thành phố Ứng dụng Công nghệ sinh học trong nhân giống hoa Lan: Nhân in vitro 40 dòng lan lai ưu tú và Hoàn thiện quy trình nhân giống thích hợp cho cây lan Dendrrobium Ceasar red.
     Lưu trử bảo tồn bằng phương pháp in vitro cho 30 giống Lan lai mới, 58 giống lan Dendrobium và 5 giống lan Hồ Điệp. Tổng số nhân in vitro 160.000 cây lan các loại.
     Theo thống kê Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh năm 2018 có 20 đơn vị nuôi cấy mô thực vật cung cấp 16 triệu cây giống mô ( chủ yếu hoa lan) phục vụ mở rộng sản xuất.
      Khó khăn trong  công tác nghiên cứu lai tạo, sản xuất giống chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường về chủng loại và số lượng. Hiện nay một số lượng lớn giống nhập nội từ nước ngoài như  Thái lan và Đài loan
     2. PGS.TS. Patchareeya Boonkorkaew Đại học Kasetsart, Thái Lan. Báo cáo ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Hoa Lan tại Thái Lan.
        PGS.TS. Patchareeya giới thiệu sự đa dạng sinh học từ các loài Hoa Lan tại Thái Lan, đánh giá điều kiện khí hậu tại Bangkok tương đối giống khí hậu tại TP Hồ Chí Minh.
        Thái Lan nghiên cứu và lai tạo nhiều giống Hoa Lan như: Dendrobium, Mokara, Oncidium, Cattleya, Vanda, Phalaenopsis trong đó có 2 loài phổ biến nhất là Hoa Lan màu tím (Mokara cultivars) và Hoa Lan màu trắng (Phalaenopsis).
          Quy trình kỹ thuật nhân giống Hoa Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô và quy trình kỹ thuật nhân giống Hoa Lan bằng đỉnh sinh trưởng và chồi bên.
          Quy trình kỹ thuật vườn ươm: Nhà lưới giảm sáng, trong nhà lưới lắp quạt làm mát để giảm nhiệt độ và có gắn máy điều tiết CO2 để cây hấp thụ trong quá trình quang hợp, hệ thống điều khiển ánh sáng, hệ thống phun sương và các giá thể phù hợp cho cây Hoa Lan phát triển tốt giảm chí phí nhân công và góp phần tăng năng suất Lan...
     3. PGS.TS Chang Song-Bin Đại học quốc gia Cheng Kung, Đài Loan giới thiệu Quy trình công nghệ sản xuất Hoa Lan Hồ Điệp
        Đài Loannhiều giống Hoa Lan Hồ điệp Khác nhau, có 23/92 loài, nhiều loài hoa và có nhiều màu sắc khác nhau.
        Đặc biệt cây bố mẹ có nguồn gốc và sơ đồ mẫu hệ để truy xuất nguồn gốc và bảo hộ nguồn giống. Để lai tạo được 1 giống Hoa Lan Hồ điệp mất khoảng thời gian ít nhất 3 năm cho đến 10 năm.
        Đài Loan ứng dụng phương pháp đa bội và tứ bội để lai tạo ra giống mới, có cánh to, nhiều màu sắc. Đây là phương pháp lai tạo rất khó, đòi hỏi người cán bộ phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn mới thành công.
 
     Hội thảo về “Ứng dụng công nghệ cao trong lai tạo và sản xuất giống hoa lan trong khuôn khổ Festival hoa Lan năm 2019”. Chúng tôi rút ra được những điểm chính:
     Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo, tuyển chọn các giống Lan mới trong nước và các nước có thế mạnh sản xuất Hoa Lan như Thái Lan và Đài Loan. 
     Nắm được một số giống Lan thương mai trên thị trường Việt Nam và Thái Lan, Đài loan như các giống lan: Dendrobium, Mokara, Oncidium, Cattleya, Vanda, Phalaenopsis...
     Một số kết quả nghiên cứu lai tạo bằng các phương pháp ứng dụng công nghệ cao như: đột biến, chuyển gen, đa bội và tứ bội...để chọn ra giống Hoa Lan mong muốn. Sử dụng  các máy móc thiết bị tiên tiến ứng trong sản xuất lai tạo giống Lan.
     Đầu tư nhà lưới ươm cây điều tiết nhiệt độ, ánh sáng và lượng CO2 hấp thu cho cây quang hợp. Dùng hệ thống nilong màng che nhà lưới để giảm côn trùng sâu bệnh hại trên Lan.
     Hoàn thiện một số quy trình lai tạo giống Lan, quy trình chăm sóc cây con tại vườn ươm và quy trình phòng ngừa một số bệnh hại trên Lan.

     Qua hội thảo,  chúng tôi có thể ứng dụng tại Trung tâm Giống Nông nghiệp trong sản xuất giống cây cấy mô như: Nhà lưới có lưới che nilong giảm sáng để giảm nhiệt độ, giữ được độ ẩm cho cây,  giảm các côn trùng sâu bệnh hại.
     Mỗi loài cây thích nghi ngưỡng nhiệt độ thích hợp từ đó ta có thể điều tiết nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong vườn ươm cũng như trong phòng nuôi cấy mô.

Tác giả bài viết: KS. Võ Bá Minh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây