Hội thảo Ứng dụng công nghệ cao phát triển sản xuất nông nghiệp tại Sóc Trăng

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
          Chiều ngày 18/06/2018 tại Hội trường số 9, Trung tâm văn hóa hội nghị tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức. Với thành phần tham dự và khách mời là đại biểu khối  cơ quan Trung ương, các nhà khoa học, đại diện UBND tỉnh, sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các cơ quan ban ngành và đơn vị khác đóng trên địa bàn tỉnh tỉnh Sóc Trăng
          Chương trình hội thảo bao gồm:
          - Đại diện Ban tổ chức  ông Lê Văn Hiểu phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu khai mạc
          - Đại biểu được giới thiệu tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng qua đoạn chiếu video clip.
         - Ông Lê Văn Hiểu cho biết: Tỉnh Sóc Trăng đang từng bước tiếp nhận và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất rau màu, cây ăn trái và tôm nước lợ; kêu gọi doanh nghiệp kinh doanh  lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đầu tư vào địa phương; tăng cường chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
          - Báo cáo của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Khái quát về mục tiêu, nội dung chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thời gian qua, một số thành quả đạt được, những tồn tại và hạn chế. Quan điểm, phương hướng giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới.
          Theo Tiến sỹ Nguyễn thị Thanh Thủy: Vai trò của khoa học công nghệ chưa được phát huy để trở thành động lực, đòn bẩy trong sản xuất nông nghiệp; sự gắn kết giữa khoa học công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển. Trước mắt cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong lĩnh vực này; tăng cường hợp tác quốc tế trao đổi thông tin khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và đóng vai trò chủ thể trong mối liên kết sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi; tăng cường thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
          - Báo cáo của Kỹ sư Hồ Quang Cua: Giải pháp phát triển bền vững lúa thơm Sóc Trăng.Kỹ sư Hồ quang Cua nêu lên những ưu điểm của gạo Thái Lan, một số nước lân cận như Myanmar, Campuchia so sánh với ưu, nhược điểm của gạo thơm Việt Nam.
        Những ưu điểm lớn nhất của gạo thơm Việt Nam là: Có nhiều chủng loại trong danh mục  như:Jasmin 85, Nàng Hoa 9, RVT, ST20, ST24. Lúa thơm, ngắn ngày không quang cảm, lúa thơm ST ít nhiều có pha hương cốm với mùi thơm chủ đạo là hương dứa nên có sự khác biệt; có đội ngũ doanh nhân và nông dân hết sức nhạy bén; thị trường hết sức thông thoáng.
        Những khuyết điểm của gạo thơm Việt Nam là: Đa số các giống đều thơm nhẹ, mất mùi thơm sau 3 tháng, diện tích sản xuất chưa lớn, lại phải đáp ứng nhu cầu nội địa, xuất khẩu gián đoạn nguồn hàng; các doanh nghiệp đều tính toán hiệu quả kinh doanh nên hầu hết chỉ đáp ứng các hợp đồng ngắn hạn; việc tồn dư hóa chất bị phát hiện nhiều lần nên giẩm niềm tin của khách hàng
       Giải pháp phát triển bền vững lúa thơm Sóc Trăng: Tiếp tục nhiên cứu, chọn tạo giống lúa thơm mới; tổ chức các cuộc thi gạo ngon trong nước, trên cơ sở đó tham gia dự thi quốc tế. Doanh nghiệp phải khẩn trương tổ chức sản xuất giống 3 cấp đạt qui chuẩn Việt Nam, cần tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, theo qui trình hữu cơ, xây dựng vùng và qui trình sản xuất phù hợp. Doanh nghiệp cần tham dự các cuộc triển lãm để quảng bá sản phẩm. Xây dựng nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn; xây dựng nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
        - Phát biểu tham luận và trao đổi tại hội thảo, các đại biểu đại diện cơ quan trung ương, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và đại diện ngành nông nghiệp các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
        - Đại diện Cục chăn nuôi: Định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi công nghệ cao.
        - Đại diện Tổng cục Thủy sản: Thực trạng sản xuất và một số giải pháp phát triển nuôi tôm  Sóc Trăng và các tỉnh ĐBSCL.
       - Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam: Giới thiệu kết quả ứng dụng công nghệ sinh học nghiên cứu cây ăn quả của Viện  và đề xuất phát triển một số cây ăn quả chủ lực ĐBSCL.
        - Đại diện Cục Trồng trọt: Tình hình sản xuất lúa ĐBSCL, việc xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian vừa qua.
        - Phát biểu của SG Tiến sỹ Võ Tồng Xuân về nông nghiệp 4.0 và đề xuất một số giải pháp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
       - Phát biểu Tiến sỹ Trần Du Lịch – thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ Tướng Chính phủ về thực trạng và một số giải pháp  nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ  công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
       Qua ý kiến phát biểu của các diễn giả đều cho rằng: việc phát triển triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ; vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp còn hạn chế.
       Cuối cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ông Trần Thanh Nam kết luận hội thảo, trả lời ý kiến đại biểu, định hướng và các giải phápphát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới.
N.V.H

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây